Trung tâm Cộng đồng
Advertisement

Phá hoại là hành động hủy hoại hoặc gây thiệt hại cho một cấu trúc, biểu tượng hoặc thông tin trái với ý muốn của chủ sở hữu/cơ quan chủ quản. Theo ngữ cảnh của một dự án cộng đồng trực tuyến thì phá hoại thường được hiểu là hành động cố ý gây tổn hại cho mức độ hữu ích của nội dung, ảnh hưởng đến những người đọc khác.

Giữ thiện ý

Bài viết chính: Trợ giúp:Giữ thiện ý

Nội dung hữu ích biểu thị phạm vi bao quát nhất của thông tin liên quan và chính xác trên một chủ đề. Đối với wiki, nếu người nào đó sửa trang để phản ánh góc nhìn của một cá nhân, đó có thể được xem là phá hoại. Ví dụ, nếu một trang về một nhân vật tiểu thuyết có chứa cả thông tin về bộ tiểu thuyết lẫn các ngoại truyện viết bởi fan, thì nếu có một người dùng xóa bỏ các thông tin không thuộc bộ tiểu thuyết thì những thành viên khác có thể nghĩ đây là hành động phá hoại. Tuy nhiên, để giữ thiện ý, bạn có thể cho rằng người dùng này chỉ có ý định chỉ rõ là những thông tin liên quan đến nhân vật này mà không thuộc bộ tiểu thuyết thì không thực sự là chính thống và không nên có trong bài viết.

Nhìn chung, một sửa đổi trông giống phá hoại thường chỉ là một sửa đổi vụng về bởi một người dùng mới nào đó, có thể người đó vẫn chưa rõ các quy tắc của cộng đồng hoặc chưa biết cách thay đổi nội dung phù hợp với những quy tắc khi xây dựng wiki. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể giải thích cho người dùng đó những gì tốt hơn nên làm, nơi nào nên đến để được trợ giúp và thảo luận ý tưởng của họ, và tại sao có những điều không được cho phép trên cộng đồng. Cách làm này có thể giúp họ cải thiện khả năng đóng góp, từ một người dùng được xem như phá hoại trở thành một thành viên và biên tập viên có ích cho cộng đồng. Chỉ trừ những trường hợp hành động phá hoại có chủ ý quá rõ ràng, bạn nên luôn giữ thiện ý và ra sức trợ giúp!

Tránh nghiêm trọng hóa vấn đề

Phá hoại thường gây ra bởi những người dùng bực bội hoặc không vừa ý. Bạn có thể cố gắng xoa dịu tình huống bằng cách trao đổi với người phá hoại, đề nghị giải quyết vấn đề một cách hữu nghị hoặc giải bày những cách tốt hơn để đạt được những gì người phá hoại muốn. Tuy nhiên, nếu bạn tỏ thái độ không tốt, ví dụ như sỉ vả họ vì hành động phá hoại, thì sự việc có thể nghiêm trọng hơn và trở thành dạng trả thù. Fandom có các công cụ và cơ chế để hạn chế tác hại của những trò chơi khăm, và thậm chí có thể đối phó với một số phá hoại cố ý, nhưng để đối phó với những phá hoại có đầu tư nhằm mục đích trả thù thì rất khó khăn, mất thời gian và công sức.

Do vậy, bạn nên giữ thiện ý và cố gắng cư xử có chừng mực khi có thể để tránh làm người phá hoại càng thù ghét, và để ngăn chặn hành động phá hoại không trở nên nghiêm trong.

Đối phó phá hoại

Nhìn chung, cách tốt nhất để đối phó với phá hoại là lùi sửa, chặn, và không bận tâm bởi những sửa đổi phá hoại. Để biết thêm thông tin, chúng tôi để xuất những trang sau để đọc, các bước sẽ được giải thích chi tiết:

Sau đây là những biện pháp bảo quản viên có thể áp dụng để ngăn chặn phá hoại trước khi xảy ra:

Hai phần mở rộng chống phá hoại thường được dùng trên Fandom. Bảo vệ site khóa khả năng hoạt động cơ bản của một nhóm người dùng, như sửa đổi, tạo trang hoặc tải ảnh lên, trong khoảng tối đa là 12 giờ. Nếu một cộng đồng đang gặp phải tình trạng phá hoại nặng nề, đội VSTF hoặc Nhân viên Fandom có thể bảo vệ site để ngăn người dùng mới và vô danh, hoặc thậm chí là người dùng không thuộc nhóm điều hành viên thực hiện các hoạt động trên. Phần mở rộng còn lại là Bộ lọc sai phạm, cho phép người dùng có kỹ năng viết code chặn những sửa đổi khi thỏa mãn các điều kiện nhất định, ví dụ như đoạn văn sửa đổi có chứa từ ngữ thô tục hoặc không phù hợp.

Bảo quản viên và Nhân viên Fandom cũng có thể tắt sửa đổi vô danh bằng Đặc biệt:Tính năng wiki nếu có tài khoản vô danh (chỉ hiển thị địa chỉ IP) liên tục gây rắc rối trên cộng đồng.

Trợ giúp và phản hồi

  • Tìm đọc thêm các trang trợ giúp khác tại Trợ giúp:Mục lục.
  • Truy cập Trợ giúp:Trung tâm Cộng đồng Fandom để xem giới thiệu chung về cộng đồng và được hỗ trợ thêm.
  • Truy cập Trợ giúp:Liên hệ Fandom để được hỗ trợ, tư vấn, báo cáo lỗi hoặc quét dọn cộng đồng của bạn.
  • Tìm hiểu thêm về cách sử dụng FANDOM trên Đại học FANDOM, bao gồm các video ngắn cho tất cả các bậc kinh nghiệm.
Advertisement